1. Tổng quan đau thắt lưng.
• 80% bệnh nhân có triệu chứng đau thắt lưng ít nhất 1 lần trong đời.
• Nguyên nhân đứng hàng thứ 5, người bệnh đến gặp bác sĩ.
• Các nguyên nhân nguy hiểm (dấu “Cờ đỏ”) cần phải được thăm khám bởi các
chuyên gia về cột sống. Các dấu hiệu cờ đỏ cảnh báo khả năng tồn tại những bệnh
lý nguy hiểm gây ra triệu chứng đau thắt lưng:
o Tuổi ≤ 20 hoặc ≥ 50.
o Mức độ đau nghiêm trọng ảnh hưởng đến các sinh hoạt cá nhân, công
việc hàng ngày
o Các dấu hiệu thần kinh: dị cảm (tê, châm chích, nóng rát, kiến bò…
hoặc khiếm khuyết vận động (yếu chân), rối loạn tiêu tiểu (tiểu khó,
tiểu không kiểm soát…).
o Sốt, ớn lạnh, toát mồ hôi về đêm.
o Ăn uống kém, sụt cân không giải thích được.
o Đau nhiều về đêm, khi nghỉ ngơi, đau gây rối lạon giấc ngủ.
o Tiền căn/ đang sử dụng corticoid kéo dài.
o Sử dụng các chất gây nghiện.
o Tiền sử chấn thương trước đó.
o Tiền sử/ đang điều trị ung thư.
• Sau khi đã loại trừ các nguyên nhân “Cờ đỏ”→ đau thắt lưng cơ học/ đau thắt lưng
do viêm (viêm thoái hoá).
• 70% – 80% tự giới hạn hoặc đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn: vật
lý trị liệu, thuốc, châm cứu, xoa bóp… 20% – 30% chuyển thành đau thắt lưng
mạn tính. IASP định nghĩa đau TL mạn tính: triệu chứng đau thắt lưng kéo dài > 12 tuần.
2. Quản lý và điều trị đau thắt lưng
2.1. Đau thắt lưng có các dấu hiệu cờ đỏ: điều trị theo nguyên nhân nguyên nhân 2.2. Đau thắt lưng do cơ học hoặc do viêm thoái hoá
2.2.1. Điều trị bảo tồn (nội khoa)
– Vật lý trị liệu: được thực hiện ở những nơi tin cậy, được cấp giấy phép. Mỗi bệnh
nhân sẽ được thiết kế bài tập riêng, được giám sát các bài tập và có kênh phản hồi
với nhân viên tập VTLT.
– Thuốc: NSAID, Gabapentin/ Pregabalin, TCA, SSRI/ SSNI, dãn cơ.
– Các phương pháp bổ trợ thêm: nghỉ ngơi từng đợt tại giường, hoạt động trị liệu,
châm cứu, xoa bóp.
– KHI NÀO ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA THẤT BẠI? Thoả mãn các điều kiện sau đây:
– BN đã hoàn tất đợt điều trị (06 tuần – 08 tuần).
– Mức độ giảm đau < 50% (VAS).
– Đau thắt lưng làm ảnh hưởng đến ≥ 2 hoạt động sinh hoạt cá nhân thường ngày
(DALs) (đi trên đường bằng hoặc lên/ xuống cầu thang, đứng, nằm, vệ sinh cá
nhân…) VÀ/ HOẶC các hoạt động có sử dụng dụng cụ (IALs) (làm công việc
nhà, công việc tại nơi làm việc…)
2.2.2. Phong bế thần kinh: thực hiện khi điều trị bảo tồn thất bại, bệnh nhân không có những dấu hiệu khiếm khuyết vận động nghiêm trọng hoặc rối loạn chức năng tiêu tiểu do chèn ép thần kinh. Lưu ý phương pháp này vẫn được xếp vào nhóm điều trị triệu chứng. Các phương pháp phong bế TK
– Tiêm phong bế bằng steroid hoặc huyết tương giàu tiểu cầu. Bệnh viện An Bình
đã triển khai tiêm phong bế thần kinh và kết quả bước đầu rất khả quan và đáng
kỳ vọng.
– Huỷ thần kinh dẫn truyền cảm giác đau bằng sóng cao tần (RFA), đặc biệt hiệu quả trong điều trị đau có nguồn gốc từ đĩa đệm, khối bên và đau khớp cùng chậu. BV An Bình chuẩn bị triển khai phương pháp này dự kiến trong tháng 09/2025.
– Điều biến thần kinh: kích thích từ trường xuyên sọ (TMS), kích thích từ trường ngoại biên (PMS). BV An Bình đã sử dụng phương pháp này để phối hợp điều trị đau lưng mạn tính và đã mang lại những kết quả rất khả quan. Bệnh viện An Bình đã có dự án đầu tư hệ thống máy kích thích từ trường xuyên sọ và ngoại biên giai đoạn 2026 – 2030 và sẽ triển khai rộng rãi phương pháp này trong thời gian sắp tới.
2.2.3. Phẫu thuật cột sống
Bệnh nhân có các khiếm khuyết thần kinh nghiêm trọng: yếu/ liệt chi, rối loạn tiêu tiểu Phối hợp các phương pháp điều trị bảo tồn, phong bế/ huỷ/ điều biến thần kinh không mang lại hiệu quả như mong đợi: triệu chứng đau dai dẳng, tái đi tái lại, mức độ giảm đau < 50% so với mức đau ban đầu, đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (giới hạn các hoạt động sinh hoạt thường ngày (DALs/ IALs), giảm hiệu quả công việc, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm…)
Thực hiện: Đơn vị Ngoại thần kinh/Tổ truyền thông