2 phút cùng Bác sĩ – Hở van tim 2 lá nguy hiểm như thế nào


Van 2 lá là gì?

Tim như máy bơm nước, bóp máu đi nuôi cơ thể. Các lá van sẽ hỗ trợ giúp tim đưa máu đi đúng chiều. Tưỏng tượng nếu không có lá van chặn lại, khi tim bóp, máu vừa chạy ra trước, vừa chạy ra sau. Gọi là van 2 lá vì nó như cái cửa có 2 cánh. Tương tự cũng có lá van tên là van 3 lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ.Hở van 2 lá được phân thành nhiều mức độ, nhẹ (1/4), trung bình (2/4), nặng (3/4 – 4/4) Hầu như 70% hở van 2 lá là hở nhẹ, đôi khi được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kì

Các nguyên nhân nào gây hở van tim hai lá?

Lá van như cánh cửa, vòng van như khung cửa, dây chằng và cột cơ như cọng dây kéo để đóng mở cửa. Bất kì nguyên nhân gì gây ảnh hưởng đến các bộ phận đó đều có thể gây hở van. Vd: Thoái hóa, lão hóa van (cái cửa dùng lâu bị xuống cấp) Hư lá van. Một số bệnh nhiễm trùng (thấp tim, viêm màng trong tim do vi khuẩn) có thể gây rách, thủng lá van, giãn vòng van..

Bệnh suy tim, bệnh cơ tim giãn nở (như dân gian 1 số người hay nói là bệnh tim to) gây giãn buồng tim. Một số bệnh lý như nhồi máu cơ tim, thiếu máu tim gây ảnh hưởng đến dây chẳng, cơ nhú van tim

Hở van 2 lá có nguy hiểm không

Hở van 2 lá nhẹ, thường hầu như chưa cần điều trị, chỉ theo dõi định kì.

Hở van 2 lá trung bình trở lên, cần tìm nguyên nhân và điều trị. Nếu hở van nặng, nhưng chưa có triệu chứng, trung bình sau 5 năm, 50% sẽ nặng hơn và có triệu chứng. Nếu hở van 2 lá nặng cần phải phẫu thuật nhưng không thực hiện, trung bình sau 5 năm chỉ còn 30% sống.

Hở van 2 lá tiến triển có thể dẫn tới: Suy tim, rung nhĩ, nếu không điều trị có thể tạo cục máu đông trôi đi làm tắc mạch, gây tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim. Thậm chí có thể gây đột tử (rối loạn nhịp gây ngưng tim, tụt HA).

Thực hiện: Khoa Nội tim mạch/Tổ truyền thông