Vì sao gọi Glaucoma là kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng?
Glaucoma là một bệnh diễn tiến âm thầm, đặc điểm của bệnh là gây tổn thương lên thần kinh mắt của bệnh nhân, những tổn thương trên thần kinh này là không thể hồi phục và không thể đảo ngược. Bệnh nhân sẽ mất thị lực dân khi bệnh tiến triển và mục đích điều trị của các bác sĩ nhãn khoa là bảo tồn phần thị lực còn lại của bệnh nhân.
Bệnh có triệu chứng ban đầu mơ hồ, khi cảm thấy bất thường người bệnh đến khám thường là giai đoạn muộn. Do vậy, những người có yếu tố nguy cơ cao, cần đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời.
Glaucoma là gì?
Bệnh Glaucoma hay dân gian thường gọi là cườm nước là một nhóm bệnh lí ở mắt đặc trưng bởi tổn thương thần kinh thị giác tiến triển, không hồi phục, có hoặc không liên quan đến tăng nhãn áp, dẫn đến mất thị lực thậm chí gây mù loà
- Thông thường, sự mất thị lực xảy ra rất chậm và có thể không được chú ý
- Những người có nguy cơ nên khám mắt định kì để phát hiện bệnh kịp thời
- Glaucoma cần được theo dõi và điều trị suốt đời
Glaucoma có phổ biến không?
Glaucoma đứng thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) trong các nguyên nhân gây mù lòa ở hầu hết các khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chỉ một nửa trong số người bị bệnh biết họ mắc bệnh. Bệnh Glaucoma có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn gấp 6 lần ở những người trên 60 tuổi. f
Những ai có nguy cơ mắc bệnh Glaucoma
Thống kê cho thấy
+Tỉ lệ mắc Glaucoma tăng theo tuổi
+Gia đình có người mắc bệnh
+Cận thị nặng (trong bệnh Glaucoma góc mở) hoặc viễn thị nặng (trong bệnh Glaucoma góc đóng)
+ Cấu trúc tiền phòng nông
+ Người sử dụng corticosteroid lâu dài
+ Tiền sử Chấn thương mắt hoặc phẫu thuật
+ Người hay lo âu
Nguyên nhân?
Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng .Tuy nhiên, có thể phòng tránh được mù lòa do Glaucoma bằng cách phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật theo dõi thường xuyên.
Triệu chứng?
Bệnh thường khởi phát đột ngột buổi chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh. Biểu hiện mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, buồn nôn hoặc nôn, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ. cảm giác mắt căng cứng , sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng,
Khuyến cáo:
Để sớm phát hiện bệnh cườm nước, khi mắt có triệu chứng mờ, đau nhức, người bệnh không tự ý dùng thuốc, mà phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp
Thực hiện: Khoa Mắt/Tổ truyền thông