“Trĩ” là căn bệnh khá phổ biến, nhưng nhiều người lại âm thầm chịu đựng căn bệnh “khó nói”. Trong chương trình “2 phút cùng Bác sĩ” tuần này, chúng ta sẽ phần nào hiểu rõ được những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này.
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị giãn nở hoặc sưng phồng lên, gây ra đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi đi vệ sinh. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt sống của bệnh nhân, thường gặp nhất ở những người trên 30 tuổi, phụ nữ mang thai, người có tiền căn bón nhiều lần.
2. Các cấp độ trĩ
Do bản chất trĩ là các mạch máu to lên, dan nở, nên Bệnh trĩ được chia thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội: Là loại trĩ mà các búi trĩ phát triển từ bên trong hậu môn và không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được từ bên ngoài ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, búi trĩ có thể lòi ra ngoài.
- Cấp độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, không sa ra ngoài, thường chỉ gây chảy máu khi đi đại tiện.
- Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, sau đó tự co lại vào bên trong.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhưng không tự co lại mà cần phải dùng tay đẩy vào.
- Cấp độ 4: Búi trĩ lòi ra ngoài hoàn toàn, không thể đẩy vào được nữa, gây đau đớn nghiêm trọng.
Trĩ ngoại: Là loại trĩ phát triển bên ngoài hậu môn, có thể cảm nhận bằng tay hoặc nhìn thấy. Trĩ ngoại thường gây đau nhiều hơn so với trĩ nội vì khu vực này có nhiều dây thần kinh cảm giác hơn.
3. Ai dễ mắc bệnh trĩ?
Như đã đề cập, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ, nhưng có một số nhóm người có nguy cơ cao hơn.
Người bị táo bón: Táo bón kéo dài khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn, gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến trĩ. Nói rộng ra những bệnh nhân có tang áp lực ổ bụng kéo dài như (
Mang thai, béo phì , chế độ ăn ít chất sơ hoặc ngồi lâu khi đi vệ sinh cũng có nguy cơ bị mắc với tần suất cao hơn
Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, áp lực từ thai nhi lên các mạch máu vùng chậu có thể làm gia tăng nguy cơ mắc trĩ.
Người cao tuổi: Tuổi tác càng cao, các mô liên kết xung quanh hậu môn càng yếu đi, dễ làm phát sinh trĩ.
4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ tùy thuộc vào cấp độ và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh trĩ là một bệnh điều trị phối hợp chứ không phải điều trị riêng lẻ từng phương pháp
Thay đổi lối sống: Ở giai đoạn đầu, thay đổi lối sống là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Việc bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước có thể giúp giảm táo bón và giảm áp lực khi đi đại tiện.
Dùng thuốc: Các loại thuốc bôi, kem, hoặc viên uống có tác dụng giảm đau, giảm viêm và làm teo búi trĩ. Mục đích của thuốc là hỗ trợ tăng bền chắc của thành mạch và giúp co búi trĩ.
Thủ thuật xâm lấn: ở những trĩ độ cao ( độ 3, độ , hoặc trĩ độ 2 kháng trị với nội khoa + có biến chứng). Hiện tại, Bệnh viện An Bình đang áp dụng Phương pháp phẫu thuật Longo.
Đây là phẫu thuật được khuyến cáo ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Phương pháp này đã trở thành một lựa chọn được chấp nhận rộng rãi trong phẫu thuật cắt bỏ trĩ ở nhiều nước. Đây là phương pháp không cắt trĩ mà nguyên lý là triệt tiêu sự cung cấp máu đến các búi trĩ và đưa các búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn do đó làm teo mô trĩ. Ưu điểm ít gây khó chịu , ít đau hơn vì không cắt bỏ vùng da hậu môn..
5. Lời khuyên từ bác sĩ
Trĩ là bệnh lý khá phổ biến và có thể điều trị được. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên chủ quan khi có các dấu hiệu như chảy máu khi đi đại tiện, đau rát hậu môn, hoặc cảm giác căng tức, có khối lồi vùng hậu môn. Hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thực hiện: Khoa Ngoại Tổng hợp/Tổ truyền thông