2 phút cùng Bác sĩ #30 – Parkinson và các dấu hiệu nhận biết

Bệnh Parkinson (PD) là một bệnh lý thoái hóa thần kinh tiến triển thường gặp thứ 2 trên thế giới sau Alzheimer. Độ tuổi khởi phát trung bình của PD là 60 tuổi, nguy cơ ở nam giới 2% và nữ giới là 1,5 %. Tần suất PD tăng theo tuổi nhưng bệnh hợp khởi phát sớm dưới 40 tuổi chiếm 5-10%, thường liên quan đến đột biến gen.

PD đặc trưng bởi các triệu chứng lâm sàng kinh điển gồm run khi nghỉ, chậm vận động, đơ cứng, rối loạn dáng đi và mất trương lực tư thế.

Ngoài các triệu chứng điển hình: PD còn có các triệu chứng khác như đông cứng dáng di, thay đổi tư thế, nói khó, nuốt khó, loạn trương lực cơ lúc “tắt” và các triệu chứng ngoài vận động như mất/ giảm mùi, rối loạn hành vi giấc ngủ REM và các rối loạn giác ngủ khác, rối loạn khi sắc(lo âu, trầm cảm), ảo giác, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.

Các triệu chứng ngoài vận động có thể xuất hiện trước khi các triệu chứng vận động xuất hiện, đặc biệt là mất/giảm mùi và rối loạn hành vi giấc ngủ REM (ngủ mớ).

Hiện tại bệnh Parkinson thì chưa có thuốc làm ngừng hoặc chậm diễn tiến của bệnh, nhưng không phải là có thể bỏ trị. Bởi vì Bệnh Parkinson vẫn có các thuốc điều trị triệu chứng hiệu quả như levodopa và đồng vận dopamine. Mức độ cải thiện triệu chứng có thể từ 30 % và có khi lên đến 70 -80 %. Và không chỉ cái thiện ở các triệu chứng vận động, mà các triệu chứng ngoài vận động cũng sẽ được quản lý đầy đủ nếu BN chịu đến BV để theo dõi và điều trị, đặc biệt là tại khoa TK BV AB bởi các BS TK tay nghề cao và có chuyên môn về các bệnh lý Parkinson và RLVD.

Ngoài ra việc quản lý bệnh và thuốc ở BN Parkinson sẽ giúp giảm nguy cơ Bệnh nặng lên do sử dụng các thuốc đối vận dopamine như các thuốc chống loạn thần, một số thuốc tim mạch hoặc một số thuốc dùng trong ck tiêu hóa.

Việc quản lý bệnh sẽ giúp BN có thể được quản lý được các tác dụng phụ khi dùng thuốc, tăng giảm liều theo sự thay đổi triệu chứng

Nếu bạn nhận ra mình hoặc người xung quanh mình có những triệu chứng kể trên, thì hãy đến các Bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh, để được khám đánh giá toàn diện và chẩn đoán và theo dõi bệnh.

Và nếu như bạn là một bệnh nhân Parkinson thì xin đừng bỏ cuộc, hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn.

Thực hiện: Khoa Nội Thần kinh/Tổ truyền thông