Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và những điều cần biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên Tiếng Anh là Chronic obstructive pulmonary disease – COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính do luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) rất nguy hiểm khi gây nên cái chết cho hơn 3 triệu người trên thế giới vào mỗi năm. Không chỉ tàn phá sức khỏe, COPD còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh do các biến chứng teo cơ, mất sức lao động, trầm cảm…

Nhóm nghiên cứu của Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương đã thống kê tần suất COPD trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi là 6,7%, ở mức cao nhất khu vực. Đồng thời, theo một nghiên cứu khác, Việt Nam là nước có tần suất COPD là 9,4%, có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.

Sự nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh hô hấp vì hẹp đường thở, khiến người bệnh bị khó thở, khó thở khi gắng sức… Thông thường, khi mới bị COPD, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ho, khạc đờm nhiều, kèm theo cảm giác khó thở, người mệt mỏi… Những dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm họng mạn, viêm phổi… nên nhiều người chủ quan, không đi thăm khám để được điều trị sớm.

(Nguồn: benhhen.vn)

Phần lớn người bệnh COPD chỉ đi khám khi có các biểu hiện nặng như: ho nhiều hơn, khó thở nhiều hơn, đờm đặc và sẫm màu hơn… nhưng đây thường là lúc COPD đã ở giai đoạn tiến triển, chức năng phổi suy giảm nhiều. Bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh như: suy hô hấp, suy tim, tràn khí màng phổi… Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp COPD đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong và thứ 5 gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Hút thuốc lá làm tăng nhanh tốc độ suy giảm chức năng phổi, người bệnh dễ bị những cơn kịch phát cấp hơn, đáp ứng với thuốc điều trị kém đi. Khói thuốc lá và các chất độc hại hít vào phổi sẽ gây ra viêm bất thường trong phổi và toàn bộ cơ thể.

Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng từ các nghiên cứu chỉ ra rằng người không hút thuốc lá vẫn có thể mắc COPD. Một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

  • Tiếp xúc với môi trường sống, môi trường làm việc bị ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại.
  • Tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp như: hen suyễn, viêm phế quản cấp, bệnh lao…
  • Người bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh lý nhiễm trùng,…
  • Yếu tố di truyền: Thiếu men Alpha 1-Antitrypsin là yếu tố gây khí phế thũng ở người hút thuốc lá và tăng cao ở người không hút thuốc lá.
  • Tuổi tác: Người càng lớn tuổi càng dễ mắc COPD.

(Nguồn: benhhen.vn)

Phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời

Phát hiện sớm và quản lý các triệu chứng của COPD ngay từ đầu sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân về sau.

Để xác định xem bản thân có thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không, bạn có thể tự trả lời 5 câu hỏi tầm soát đơn giản sau:

(Nguồn: thanhnien.vn)

Tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc, tuân thủ chỉ định của bác sĩ

COPD là bệnh mạn tính, người bệnh cần tái khám đều đặn để được bác sĩ theo dõi, đánh giá và điều chỉnh thuốc kịp thời. Theo đó, khi đã được chẩn đoán xác định bằng hô hấp ký người bệnh phải dùng thuốc suốt đời, ngay cả khi không có cảm giác khó thở hay bị ho. Các thuốc giãn phế quản với tác dụng làm chậm quá trình phát triển của bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng, cải thiện khó thở, ngăn ngừa và điều trị các biến chứng… là thuốc điều trị chủ yếu đối với COPD.

(Nguồn: umcclinic.com.vn)

Tuy nhiên, dù đã có thuốc tốt, nhưng việc điều trị COPD vẫn sẽ gặp khó khăn nếu người bệnh tự ý ngưng dùng thuốc, không đi tái khám… làm bệnh nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn nặng, gây khó khăn cho việc điều trị tiếp theo.

(Nguồn: benhhen.vn)

Mọi người cần nâng cao ý thức hơn trong việc tầm soát và quản lý bệnh sớm, tránh vì chủ quan mà phải chịu đựng những gánh nặng bệnh tật và biến chứng nguy hiểm sau này.

Khoa Hô hấp: “ Hạnh phúc trong từng hơi thở ”

  • Liên hệ với Bệnh viện An Bình để được thăm khám và điều trị
    • Liên hệ số điện thoại 098 299 3708 để được hỗ trợ, tư vấn và khám tại phòng khám chuyên gia.
    • Hoặc trực tiếp đến thăm khám tại bệnh viện An Bình.
    • Đăng ký khám để có số thứ tự trước, qua link: https://youmed.vn/dat-kham/benh-vien/bvanbinh
  • ⏰Thời gian tiếp nhận khám và tái khám: Lúc 7h-16h, từ thứ 2 – đến thứ 6 hàng tuần
  • 🏥Địa chỉ đăng ký khám: 146 An Bình, Phường 7, Quận 5, Thành phồ Hồ Chí Minh
  • Để cập nhật các hoạt động của bệnh viện An Bình, mời theo dõi trang FANPAGE chính thức của bệnh viện

Tin bài: Khoa Hô Hấp + Tổ Truyền thông